Sử dụng kính tiết kiệm năng lượng cho công trình theo QCVN 09:2017/BXD
14/06/2018 1.258 lượt xem
Kính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Tuy nhiên, tại các vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam nơi có nhiều ánh nắng mặt trời quanh năm, việc lạm dụng vật liệu kính trong lớp vỏ công trình sẽ gây ra nhiều bất lợi trong sử dụng cũng như tiêu tốn nhiều năng lượng…

Ngày 28/12/2017, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2017/BXD về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả đã được Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2017/TT-BXD. Theo đó, nhiều quy định trong việc sử dụng vật liệu kính trong lớp vỏ công trình xây dựng được đặt ra nhằm hướng tới việc sử dụng hiệu quả năng lượng. 



Để có thể thiết kế công trình kiến trúc sử dụng vật liệu kính đạt hiệu quả năng lượng tại Việt Nam, KTS cần nắm vững về đặc điểm bức xạ mặt trời và đặc điểm nhiệt quan của kính.

Đặc điểm bức xạ mặt trời tại Việt Nam có thể tóm lược một số nét chính như sau: Bức xạ mặt trời quanh năm cao, đặc biệt là trực xạ mặt trời, tính định hướng của trực xạ mặt trời rất rõ rệt, trị số độ rọi khuếch tán khá đồng đều trên toàn lãnh thổ, độ rọi phân bố đều quanh năm theo thời gian trong ngày. Điều này cho thấy ánh sáng tự nhiên ở Việt Nam là rất dồi dào, khí hậu nhiệt đới nắng nóng ẩm.

Để đảm bảo được những nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2017 thì việc sử dụng kính tiết kiệm năng lượng cho các công trình ở VN là điều cần thiết để giảm thiểu được lượng nhiệt truyền qua tấm kính vào bên trong tòa nhà đồng thời giảm được lượng sáng chiếu vào tòa nhà giảm chí phí điện năng cho việc làm mát của tòa nhà. Và các dòng kính được ưu điểm sử dụng với khí hậu VN là Solar Control với hệ số truyền sáng dao động trong khoảng 30-50% cùng với lượng nhiệt hấp thụ trong khoảng 30-40% giúp tiết kiệm chi phí làm mát, giảm đến 90% sự truyền tia UV giúp bảo vệ sức khỏe con người.