Phân biệt kính phản quang và kính low-e
05/05/2018 2.278 lượt xem
Đối với hầu hết các công trình xây dựng, chất liệu mặt dựng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tiêu hao năng lượng của tòa nhà, đặc biệt tại các tòa có mặt dựng làm bằng kính trong khi 80% mặt dựng các công trình được làm từ kính.

Do vậy, việc cải thiện công năng của kính sử dụng cho các mặt dựng, cửa sổ hoặc thay thế tường bao che đã được ngành xây dựng thế giới tập trung nghiên cứu và phát triển trong vài thập kỷ trở lại đây, trong đó công nghệ phủ màng mỏng trên kính đã được ứng dụng rông rãi tại nhiều nước trên thế giới. Sự ra đời của công nghệ này giúp kính có thêm nhiều tính năng ưu việt trong đó điển hình là 2 loại kính là kính phảa quang và kính low-e. Cùng HPG phân biệt 2 loại kính tiếp kiệm năng lượng này.

 

Kính phản quang là loại kính phẳng được phủ trên bề mặt 1 lớp phản quang bằng oxit kim loại có tác dụng phản lại ánh sáng mặt trời. Thông thường người ta chỉ sử dụng kính phản quảng một phần nhằm giúp giảm cường độ ánh sáng đi vào trong nhà mà không sử dụng kính phản quang toàn phần. 

Bởi vì nếu dùng kính phản quang toàn phần tòa nhà sẽ giống như một tấm gương phản chiếu lại ánh sáng, gây nóng cho nhà đối diện. Việc sự dụng kính phản quang còn khiến cho người bên ngoài không nhìn được vào bên trong ngôi vào nhà ban ngày. 

Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng, làm chậm quá trình truyền tải nhiệt, giảm sự  truyền  nhiệt giữ trong và ngoài ngôi nhà nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng. Kính Low-E thường được dùng trong sản xuất hộp kính để tăng mức độ cách nhiệt của cửa.

Việc sử dụng các sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng dưới dạng kính đơn, kính hộp hay kính dán sẽ giúp đạt được những chỉ tiêu quang học cần thiết theo yêu cầu của từng công trình, từng vùng khí hậu hoặc những vùng có hướng gió, độ bức xạ mặt trời khác nhau.