Kính và câu chuyện nóng lên toàn cầu: đi tìm giải pháp cho tương lai bền vững
07/03/2024 650 lượt xem

I. Kính có từ bao giờ? Các ứng dụng của kính

Kính là một trong những vật liệu quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Nó không chỉ sử dụng rộng rãi như cửa sổ kính, cửa ra vào kính, vách ngăn kính,... mà còn là lựa chọn hàng đầu cho các công trình kiến trúc hiện đại với thiết kế mặt kính.

Các công trình bằng kính hiện đại mọc lên ở khắp nơi
Các công trình bằng kính hiện đại mọc lên ở khắp nơi

Kính trong xây dựng có nhiều loại, từ kính cường lực, kính dán an toàn, kính chống cháy, kính hộp, kính sóng, đến kính màu và kính trang trí. Mỗi loại kính có những tính năng và ứng dụng riêng. Nếu như kính cường lực và kính an toàn thường được sử dụng rộng rãi trong các công trình công cộng và dân dụng vì tính an toàn cao, khi vỡ tạo thành những mảnh nhỏ không gây thương tích, thì kính hộp được ưu tiên sử dụng để cải thiện hiệu quả năng lượng của công trình bằng cách giảm tiếng ồn và cản nhiệt. Trong khi đó, kính sóng, kính màu và kính trang trí được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng thẩm mỹ và tăng sự riêng tư. Hiện các dòng kính này đang được Hồng Phúc Glass gia công trực tiếp tại nhà máy quy mô 40.000 mét vuông với đội ngũ nhân sự trình độ cao, giàu kinh nghiệm.
Kính xuất hiện từ rất lâu nhưng mãi đến những năm 1930, kính cách nhiệt mới được ứng dụng vào xây dựng và đã phá vỡ các định kiến của toàn thế giới về vật liệu dẫn nhiệt thủy tinh. Phát minh này đã định hình diện mạo của thế kỷ 20 và sản sinh ra nhiều tòa nhà, công trình bằng kính chọc trời mà ta bắt gặp ngày nay. Thế nhưng, đó cũng là nơi nguồn cơn bắt đầu.

II. Bức tranh toàn cảnh: kính và nóng lên toàn cầu

Nóng lên toàn cầu là hiện tượng không khí của trái đất bị nóng lên dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, gây ra biến đổi khí hậu, đe dọa đến cuộc sống của con người. Theo Fathy (1986), vùng nhiệt đới ánh sáng mặt trời chiếu trên bề mặt kính có kích thước 3mx3m sẽ cung cấp 2000 kilo calo năng lượng mỗi giờ trong ngày. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên kính sẽ làm tăng mức bức xạ nhiệt, từ đó sinh ra tia hồng ngoại cho tòa nhà và môi trường xung quanh, gây nên hiệu ứng nhà kính.
Biến đổi khí hậu làm băng tan, nước biển dâng
Biến đổi khí hậu làm băng tan, nước biển dâng

Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người chúng ta, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo Báo cáo Biến đổi khí hậu toàn cầu 2021 của Tổ chức Khí tượng thế giới, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,2°C so với thời kỳ trước công nghiệp, gần gấp đôi mức tăng 0,65°C từ năm 1976 đến năm 2005. Hệ lụy của biến đổi khí hậu thì rất nghiêm trọng, nó gây ra khoảng 250.000 ca tử vong hàng năm từ năm 2030 đến 2050 do bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, sốt rét và căng thẳng nhiệt đới (theo WHO). Ngoài ra, nó có thể đẩy 100 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói vào năm 2030 nếu không có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

III. Các bước tiến về một tương lai xanh

1. Sử dụng dòng sản phẩm kính thân thiện môi trường

Xây dựng xanh sẽ góp phần giảm tối đa ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Điều này bao gồm việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện, bền vững, thiết kế hiệu quả về năng lượng và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước. Hiện nay, thị trường kính đã phát triển đa dạng và hiện đại hơn. Điển hình là dòng kính tiết kiệm năng lượng với hiệu năng cao, hệ số phát xạ thấp, ngăn chặn một cách chọn lọc các tia bức xạ nhiệt từ mặt trời giúp bảo vệ sức khỏe khách hàng.
Kính tiết kiệm năng lượng dần trở thành giải pháp thay thế cho vật liệu kính thông thường, bởi hiệu quả kinh tế và tính ứng dụng cao. Có 2 dòng sản phẩm được sử dụng rộng rãi:
- Kính Low-E (low emissivity): độ truyền sáng cao từ 60 - 70% sẽ mang nhiều ánh sáng và năng lượng từ mặt trời hơn vào trong phòng, giúp cho căn phòng luôn ấm áp vào mùa đông, hệ số truyền nhiệt thấp sẽ ngăn luồng khí lạnh bên ngoài xâm nhập vào và ngăn hơi ấm thất thoát từ bên trong ra. Dòng sản phẩm này phù hợp cho vùng khí hậu hàn đới như Nga, Đức,...
- Kính Solar Control: độ truyền sáng thấp khoảng 35 - 50%, giảm được nhiệt độ sinh ra trực tiếp từ ánh sáng nhìn thấy, hệ số hấp thụ nhiệt (SHGC) thấp để giảm thiểu nhiệt hấp thụ qua tấm kính. Dòng sản phẩm phù hợp cho vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan,...

2. Xây dựng hạ tầng xanh: tăng cường lá phổi xanh cho hành tinh:

Tăng cường các hạ tầng xanh như mái xanh, tường cây, công viên nước,... có thể giúp hấp thụ carbon dioxide, giảm nhiệt độ, và cải thiện chất lượng không khí. Bởi mỗi cây xanh không chỉ hấp thụ khoảng 48 kg CO2 mỗi năm mà còn giảm đáng kể lượng bụi mịn PM2.5 trong thành phố. Một nghiên cứu của Đại học Exeter (Anh) cho thấy: việc tăng cường không gian xanh trong khu dân cư có thể giảm tỷ lệ tử vong sớm lên đến 12% so với những khu vực không có không gian xanh.

3. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo:

Việc cải tạo các toà nhà, công trình cũ trở nên hiệu quả hơn về năng lượng là một giải pháp quan trọng vì tương lai bền vững. Một số hạng mục cải tạo bạn cần cân nhắc như hệ thống cách nhiệt, hệ thống sưởi ấm và làm mát, và đặc biệt là lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, bơm nhiệt địa nhiệt, năng lượng sinh học.

4. Thiết kế hướng nắng:

Việc xác định hướng của toà nhà dựa trên vị trí của mặt trời có thể giúp tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và hệ thống làm mát tự nhiên, giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cải thiện chất lượng không gian sống. Sử dụng vật liệu kính tiết kiệm năng lượng giúp giảm tiêu thụ năng lượng, giảm nhu nhu cầu sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ, vì kính có khả năng giữ nhiệt trong nhà vào mùa đông và ngăn nhiệt độ tăng cao trong nhà vào mùa hè.
Là doanh nghiệp vì xã hội với hơn 15 năm kinh nghiệm, Hồng Phúc cam kết cung ứng cho thị trường những dòng sản phẩm kính chất lượng, hiệu quả về trải nghiệm sống, đáp ứng tiêu chuẩn và thị hiếu khách hàng.
Cùng Hồng Phúc kiến tạo những ngôi nhà hạnh phúc!
Lựa chọn kính an toàn Hồng Phúc - Lợi ích kép cho ngôi nhà của bạn!